Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cập pháp luật giai đoạn 2016-2020 của Sở Tư pháp trên địa bàn tỉnh Sơn La

Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỉnh Sơn La chỉ có 18/204 xã, phường, thị  trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt tỷ lệ 9%). Năm 2018, toàn tỉnh có 83/204 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tăng 65 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật so với năm 2017 (bằng 40,6%); có 04 huyện vượt chỉ  tiêu, 03 huyện đạt chỉ  tiêu; 05 huyện không đạt chỉ tiêu. Năm 2019, số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 142/204 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 69,6% trên tổng số xã, phường, thị trấn), tăng 58 đơn vị cấp xã so với năm 2018, vượt 14 đơn vị cấp xã so với chỉ  tiêu đề ra trong năm 2019. Có 08 huyện, thành phố vượt chỉ tiêu (thành phố Sơn La, Mộc Châu, Phù Yên, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Vân Hồ); 04 huyện đạt chỉ tiêu (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp), không có huyện không đạt chỉ tiêu.

  

T

Hình ảnh Đ/c Quàng Hồng Phương - Giám đốc Sở Tư pháp tại Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phụ trách tiêu chí 18.5 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2017: 08 xã; năm 2018: 10 xã; năm 2019: 15 xã) đều đảm bảo đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định 619/QĐ-TTg; Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ  tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Hình ảnh Sở Tư pháp tiến hành khảo sát công tác tiếp cận pháp luật tại xã Hua La, thành phố Sơn La

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng và công tác xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nói chung trong công tác triển khai thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc như Việc đánh giá, công nhận đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại một số địa phương còn hình thức; chỉ tập trung đối với những xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Một số công chức phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa phát huy vai trò, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất thực hiện nhiệm vụ. Nguồn lực triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn hạn chế, chưa đảm bảo, nhất là kinh phí, các địa phương chủ yếu sử dụng kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật để lồng ghép thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

  Để việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp đạt hiệu quả cao cần phải tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đảm bảo thực chất, hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtphấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu giao trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Đảm bảo thực chất, hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tập trung bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ để nâng cao năng lực công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các địa phương. Gắn việc triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

hình ảnh Đoàn thẩm định xây dựng nông thôn mới tỉnh đưa ra ý kiến thẩm định đối với tiêu chí thuộc phạm vi ngành quản lý

Việc thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong giai đoạn 2021 - 2025 cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và huy động các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tổ chức thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của cấp huyện, cấp xã và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đánh giá thi đua, khen thưởng của địa phương; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, công chức trong việc theo dõi, thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi, lĩnh vực được giao. Bảo đảm nguồn lực (cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất) cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho công chức được giao tham mưu, theo dõi thực hiện đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng quy định. Tăng cường theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại cấp xã, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục tồn tại, hạn chế đối với những xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp xã, cấp huyện trong tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo khách quan, chính xác; đảm bảo tính bền vững của đơn vị cấp xã đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Tác giả: Lò Thị Phương - Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA
Địa chỉ:Tầng 4,  tòa 6T1 Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La
Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT
Điện thoại: 0212.3851402 - Fax: 0212.3758008

Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Minh Hoà - Giám đốc Sở Tư Pháp
Email: sotuphaptinhsonla@gmail.com

Designed by VNPT

 Chung nhan Tin Nhiem Mang