Hỏi đáp về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật số 3

 Cách thức, quy trình đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?

- Cách thức đánh giá: Cấp xã tự đánh giá thông qua chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Cấp huyện đánh giá, xem xét công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Quy trình đánh giá:

Bước 1: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.

a) Nội dung công việc: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật theo lĩnh vực quản lý và được giao theo dõi.

b) Người thực hiện: Công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật (gắn với lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ chuyên môn của công chức).

c) Thời hạn thực hiện:

- Việc rà soát, theo dõi các tiêu chỉ, chỉ tiêu thực hiện thường xuyên, liên tục, hằng năm, có thể theo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng hoặc năm một lần.

- Thời hạn hoàn thành việc rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật hằng năm: Trước ngày 31/12 của năm đánh giá.

d) Kết quả thực hiện: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu (theo mẫu số 01 Thông tư số 07/2017/TT-BTP).

Bước 2: Tổng hợp kết quả chấm điểm, dự thảo Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc:

- Tổng hợp kết quả trên cơ sở kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của công chức cấp xã theo lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ được giao theo dõi.

- Xây dựng Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Báo cáo tự đánh giá).

- Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

-  Kết quả thực hiện:

+ Bảng tổng hợp chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo Mẫu 01-TCPL-II.

+ Dự thảo Báo cáo tự đánh giá theo Mẫu 05 -TCPL-II.

+ Tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 3: Họp đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc:

- Hoàn thiện Bảng tổng hợp, dự thảo Báo cáo tự đánh giá.

- Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan và dự kiến những vấn đề trọng tâm phục vụ họp đánh giá.

- Tham mưu, đề xuất thành phần tham dự họp đánh giá.

- Tổ chức họp cho ý kiến về kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Người thực hiện:

- Chủ trì họp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm tham mưu, chuẩn bị nội dung, tài liệu có liên quan phục vụ họp đánh giá.

- Thành phần tham dự: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, gồm: Các công chức chuyên môn của cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) dự họp.

c) Trình tự tiến hành họp:

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch trình bày Báo cáo tự đánh giá.

- Người tham dự cuộc họp cho ý kiến về kết quả tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. - Các công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có thể giải trình kết quả theo dõi, tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí; nêu lên khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất các giải pháp thực hiện.

- Chủ trì cuộc họp kết luận cuộc họp.

d) Kết quả thực hiện:

- Biên bản họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Hoàn thiện Bảng tổng hợp chấm điểm, Báo cáo tự đánh giá.

- Chuẩn bị hồ sơ để đề nghị xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu đủ điều kiện theo quy định.

đ) Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp nếu có lý do chính đáng không thể chủ trì cuộc họp.

 

         Bước 4: Lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

a) Nội dung công việc:

- Xem xét các điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu đủ điều kiện theo quy định), bao gồm:

+ Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu 04 -TCPL-II

+ Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm theo Mẫu 01-TCPL-II

+ Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo Mẫu 03 -TCPL-II

+ Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu xét thấy đủ điều kiện theo Mẫu 05 -TCPL-II

+ Tài liệu khác (nếu có) như: Báo cáo, kế hoạch, thông báo, quyết định… để xác định, chứng minh mức độ tin cậy của việc đánh giá, tự chấm điểm từng tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.

b) Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

d) Lưu ý: Trường hợp không đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, cấp xã không phải lập hồ sơ nhưng phải gửi báo cáo đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5: Hoàn thiện, gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc:

- Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Phê duyệt hồ sơ.

- Gửi hồ sơ đến Phòng Tư pháp cấp huyện.

b) Người thực hiện:

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ; gửi hồ sơ sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Xem xét, phê duyệt hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được gửi trực tiếp hoặc qua

bưu điện đến Phòng Tư pháp cấp huyện.

d) Lưu ý: Thời hạn cuối cùng để hoàn thành các công việc tự đánh giá của cấp xã từ  bước 1 đến bước 5 nêu trên phải trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá. Trên cơ sở thời hạn chung này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, cấp xã có thể lượng hóa, xác định cụ thể thời hạn phải hoàn thành công việc ở mỗi bước, nhằm nâng cao trách nhiệm của người chủ trì thực hiện, tránh dồn việc nhưng phải đảm bảo hài hòa./.

 

Tác giả: Lò Phương - Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA
Địa chỉ:Tầng 4,  tòa 6T1 Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La
Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT
Điện thoại: 0212.3851402 - Fax: 0212.3758008

Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Minh Hoà - Giám đốc Sở Tư Pháp
Email: sotuphaptinhsonla@gmail.com

Designed by VNPT

 Chung nhan Tin Nhiem Mang