Mối nguy hại khi giao xe máy trên 50 cm3 cho trẻ vị thành niên từ 15 tuổi – dưới 18 tuổi.

Hành vi phóng nhanh lạng lách, đánh võng luôn là nỗi bức xúc và lo lắng cho người tham gia giao thông. Để lại những tình huống không có hậu cho các đối tượng thích thể hiện trên đường. Thế nhưng, sở thích nguy hiểm bất chấp vi phạm pháp luật như thế này vẫn diễn ra khá phổ biến, đã hình thành nên thói quen xấu, vô văn hoá cho người sử dụng phương tiện xe gắn máy, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ vị thành niên từ 15 tuổi – dưới 18 tuổi.

 

Có thể thấy, trẻ vị thành niên, chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy phép lái xe theo quy định. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều bậc phụ huynh vẫn "vô tư” giao chìa khóa xe máy cho con trẻ. Điều này đặc biệt phổ biến đối với học sinh bậc THPT ở các huyện, thành phố và địa bàn vùng sâu, vùng xa. Qua nắm bắt thực tế tình trạng học sinh đi xe máy có dung tích trên 50 cm3 diễn ra khá phổ biến. Đáng nói hơn, khi các em được cầm lái, điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn đi hàng 2, hàng 3, thậm chí hàng 4 trên đường; nhiều em không đội mũ bảo hiểm (MBH), chở 3 - 4 người, vừa đi vừa trêu chọc, cười đùa, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT). Vào thời điểm học sinh đi học và lúc các cháu tan học về. các cháu đi xe máy cứ vù vù, vừa đi vừa trêu đùa chẳng nhường đường cho ai cả. Điều đó gây nguy hiểm trực tiếp cho những người tham gia giao thông. Chúng tôi cũng đã chứng kiến nhiều vụ va chạm giao thông giữa các phương tiện do học sinh điều khiển với người đi đường.


 

(ảnh minh hoạ)


Nhiều đối tượng liều lĩnh lạng lách đánh võng giữa dòng xe cộ đông đúc, thậm chí những tay lái dường như không cảm xúc khi tạt ngang trước đầu với xe ô tô mà bất chấp hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau đó. Và theo ghi nhận thực tế, được biết một số nhóm đối tượng này rủ nhau qua các trang mạng xã hội tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng, tổ chức các nhóm sử dụng xe máy tiến hành lạng lách, đánh võng, lẹt pô mất trật tự trên một số  tuyến đường… Nếu bị truy đuổi các đối tượng càng chóng trả quyết liệt gây nguy hiểm cho người dân cùng tham gia giao thông.

 

Lý giải về việc "phải” giao chìa khóa xe máy cho con em mình đi học khi chưa đủ điều kiện tham gia giao thông, một số phụ huynh cũng bộc bạch chia sẻ: Thật sự, chúng tôi cũng không muốn giao xe cho bọn trẻ làm phương tiện đến trường, vì biết như thế là rất nguy hiểm. Nhưng không thể làm khác được, nhất là khi các cháu học lên THPT, trường xa nhà cả chục km, bố mẹ cũng không thể ngày nào cũng sáng đưa đi, trưa đón về được. Thế nên đành phải giao xe cho các cháu. Cũng chỉ biết thường xuyên dặn dò chúng đi cẩn thận chứ không thể theo sát hàng ngày được. "Còn khi về nhà, nói thật là nhiều lúc cũng không quản lý được, sẵn xe, chìa khóa chúng cứ lấy đi, mình cũng không rõ chúng đi đâu, làm gì và có đội MBH hay không?.

 

Điển hình ngày 10/10/2023 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã khởi tố nhóm đối tượng trên 10 trẻ vị thành niên (đã sử dụng xe máy lạng lách, đánh võng, lẹt pô) gây rối trật tự công gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Đối với hành vi tổ chức hoặc tham gia sử dụng xe máy, lạng lách, đánh võng, lẹt pô gây rối trật tự công cộng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ Luật hình sự năm 2015. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.


         Trên đây là nội dung truyền thông của Trung tâm, nếu còn vướng mắc về nội dung gì, Bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ: TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA, Số 04, Ngõ 02A, tổ 08, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La hoặc số điện thoại đường dây nóng: (0212) 3855 959 để được trợ giúp pháp lý. 

 Trân trọng cảm ơn!


Tác giả: Trần Mạnh Tuấn - Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sơn La
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA
Địa chỉ:Tầng 4,  tòa 6T1 Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La
Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT
Điện thoại: 0212.3851402 - Fax: 0212.3758008

Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Minh Hoà - Giám đốc Sở Tư Pháp
Email: sotuphaptinhsonla@gmail.com

Designed by VNPT

 Chung nhan Tin Nhiem Mang