HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
I. Câu hỏi: Tôi là người cao tuổi, cho tôi hỏi “Những diện Người cao tuổi nào thì được trợ giúp pháp lý miễn phí? Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi được trợ giúp pháp lý là gì? Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cần những gì? Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì liên hệ với cơ quan nào?

         II. Nội dung tư vấn: Trước tiên, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sơn La (Trung tâm) xin được cảm ơn ông/bà đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình tới Trung tâm. Về câu hỏi của ông/bà Trung tâm xin được đưa ra quan điểm tư vấn, hướng dẫn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017

         2. Giải quyết vấn đề

2.1. Người cao tuổi thuộc diện đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí gồm:

  1) Người cao tuổi là người có công với cách mạng;

         2) Người cao tuổi là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

3) Người cao tuổi là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

4) Người cao tuổi là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính; 

5) Người cao tuổi là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính;

6) Người cao tuổi là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính

 7) Người cao tuổi là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính;

    8) Người cao tuổi là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính; 

         2.2. Quyền của người cao tuổi là người được trợ giúp pháp lý

         Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. 

         Tự mình hoặc thông qua người thân thích cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tổ chức cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý. 

         Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý trình tự thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

anh tin bai

                                                     Ảnh minh họa!

     2.3. Nghĩa vụ của người cao tuổi là người được trợ giúp pháp lý

Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. 

Hợp tác cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin tài liệu chứng cứ đó. 

Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan tổ chức cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. 

Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng 1 vụ việc đang được 1 tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý giải quyết. 

Chấp hành. Pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

2.4. Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

* Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có:

1) Đơn yêu cầu sự giúp pháp lý. 

2) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. 

3) Các giấy tờ tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

* Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau. 

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 điều này xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người trợ giúp pháp lý;

Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung và mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 điều này bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

         2.5. Địa chỉ liên hệ khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La, số 04, ngõ 02A, tổ 08, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Liên hệ số điện thoại đường dây nóng gọi miễn phí Phòng tiếp dân 02123.855.959.

 

         Trên đây là nội dung tư vấn, hướng dẫn, giải đáp của Trung tâm đối với  câu hỏi của ông/bà, nếu còn vướng mắc về nội dung gì, Bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ: TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA, Số 04, Ngõ 02A, Tổ 08, Phường Chiềng Lề, Thành Phố Sơn La, tỉnh Sơn La hoặc số điện thoại đường dây nóng: (0212) 3855 959 để được trợ giúp pháp lý. 

Trân trọng cảm ơn!


Tác giả: Lò Thị Khởi - Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Sơn La
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA
Địa chỉ:Tầng 4,  tòa 6T1 Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La
Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT
Điện thoại: 0212.3851402 - Fax: 0212.3758008

Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Minh Hoà - Giám đốc Sở Tư Pháp
Email: sotuphaptinhsonla@gmail.com

Designed by VNPT

 Chung nhan Tin Nhiem Mang